Sign In

Thúc đẩy hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Cộng hòa Séc

10:44 27/07/2024

Chọn cỡ chữ A a  

Sáng 5/6, tại Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc có buổi làm việc với Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Séc tại Việt Nam.

Cảm ơn Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc và Bộ GDĐT Việt Nam đã dành thời gian đón tiếp, ngài Hynek Kmonicek, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Séc tại Việt Nam cho biết: Năm 2025, hai nước sẽ kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Cộng hòa Séc rất mong chờ một chuyến thăm cấp cao sẽ được thực hiện của nguyên thủ hai nước, cùng với nhiều sự kiện đang được lên kế hoạch, trong đó có việc Ký kết thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực giáo dục và cung cấp học bổng cho sinh viên hai nước.Quang cảnh buổi làm việcSau nhiều năm đàm phán, ngài Đại sứ vui mừng thông báo, phía Cộng hòa Séc đã thống nhất về việc ký kết Thỏa thuận về hợp tác giáo dục mới ở cấp Chính phủ với Việt Nam. “Hiện tại, Bộ Giáo dục, Thanh niên và Thể thao Cộng hòa Séc đã nhận được dự thảo Thỏa thuận từ phía Việt Nam. Chúng tôi hy vọng đàm phán giữa hai bên có thể kết thúc cuối năm nay để thực hiện ký kết vào năm 2025”, Đại sứ Hynek Kmonicek thông tin.Chia sẻ về môi trường học tập tại các trường ở Cộng hòa Séc, ngài Đại sứ mong muốn, sinh viên Việt Nam sẽ biết được nhiều thông tin hơn về môi trường và những lợi thế khi du học tại Séc. Đó là việc sinh viên sẽ được học tập với chi phí sinh hoạt khá thấp, với bằng cấp được công nhận trên toàn thế giới, chương trình giảng dạy bằng tiếng Séc hoặc tiếng Anh. Hơn nữa, cộng đồng người Việt Nam tại Cộng hòa Séc cũng rất lớn, sẽ rất thuận lợi cho các du học sinh khi học tập tại đây.Ngài Hynek Kmonicek, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Séc tại Việt Nam trao đổi tại buổi làm việcHiện nay, Cộng hòa Séc đang thiếu 300.000 lao động. Đại sứ Hynek Kmonicek cho rằng: Nếu như hai bên thực hiện tốt các thỏa thuận hợp tác, thì sẽ thu hút được nhiều lao động Việt Nam có chuyên môn và ngôn ngữ để sang Cộng hòa Séc làm việc, đặc biệt là ngành y tá, điều dưỡng. Cùng với đó, hai nước sẽ gắn kết hơn, cộng đồng người Việt tại Séc sẽ lớn mạnh hơn.Trao đổi tại buổi làm việc, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc đánh giá cao những thành quả hợp tác mà hai nước đã đạt được và bày tỏ biết ơn tới Chính phủ Tiệp Khắc trước đây, Cộng hòa Séc ngày nay đã hỗ trợ, đào tạo cho Việt Nam nguồn nhân lực có trình độ cao. Trong đó, khoảng 4.000 kỹ sư, thạc sĩ, tiến sĩ đã được đào tạo và trở về nước, đóng góp vào công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước.Cảm ơn ngài Đại sứ đã cung cấp thông tin về Thỏa thuận hợp tác giáo dục mới ở cấp Chính phủ, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc cho biết: Bộ GDĐT Việt Nam cũng mong muốn hai bên có thể thống nhất Ký kết vào năm 2025, nhân dịp 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Cộng hòa Séc.Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Văn Phúc phát biểu tại buổi làm việcNhấn mạnh hai nước có bề dày lịch sử hợp tác truyền thống, nhiều mặt tốt đẹp, trong đó có giáo dục và đào tạo, dư địa hợp tác rất lớn, Thứ trưởng mong rằng, hợp tác về giáo dục sẽ phát triển hơn nữa. Đây không chỉ là việc cung cấp học bổng giữa hai nước, mà còn là cơ sở để các trường đại học và phổ thông ở Việt Nam có cơ hội hợp tác nhiều hơn với các trường học ở Cộng hòa Séc.Thứ trưởng kỳ vọng, nếu hợp tác giáo dục giữa hai nước được thực hiện tốt, sẽ có nhiều sinh viên Việt Nam lựa chọn các trường đại học ở Cộng hòa Séc để học tập. Từ đó, tăng cường sự gắn kết giữa con người với con người thông qua giáo dục và góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác về kinh tế, thương mại, đầu tư sẽ tốt hơn.Hiện nay, một số trường đại học của Việt Nam đã liên kết đào tạo với các trường đại học của Cộng hòa Séc như: Đại học Bách khoa Hà Nội; Học viện Nông nghiệp Việt Nam; Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội; Trường Đại học Tôn Đức Thắng…Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc, ngài Hynek Kmonicek và các thành viên hai bên tại buổi làm việcThứ trưởng Nguyễn Văn Phúc mong muốn Cộng hòa Séc xem xét khả năng giúp Việt Nam tham gia vào các chương trình học bổng đa phương của EU về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt về khoa học số, trí tuệ nhân tạo, khoa học bán dẫn…Tại buổi làm việc, hai bên đã thống nhất tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác song phương; khuyến khích trao đổi giảng viên, nghiên cứu sinh; dự án hợp tác nghiên cứu chung; liên kết đào tạo, du học, đặc biệt là ngành y tá, điều dưỡng và các lĩnh vực chuyên môn khác; đẩy mạnh dạy tiếng tại Việt Nam và Cộng hòa Séc…

Ý kiến

Việt Nam - Nhật Bản: Thúc đẩy hợp tác triển khai Cơ chế tín chỉ chung JCM

Việt Nam - Nhật Bản: Thúc đẩy hợp tác triển khai Cơ chế tín chỉ chung JCM

Ngày 31/10, tại trụ sở Bộ Tài nguyên và Môi trường đã diễn ra Cuộc họp lần thứ 9 của Ủy ban hỗn hợp thực hiện Cơ chế tín chỉ chung (JCM) giữa Việt Nam và Nhật Bản. Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành và Phó Đại sứ, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam Ishikawa Isamu đã đồng chủ trì cuộc họp.
Ứng phó biến đổi khí hậu là ưu tiên hợp tác giữa Việt Nam và Niu Di-lân

Ứng phó biến đổi khí hậu là ưu tiên hợp tác giữa Việt Nam và Niu Di-lân

Chiều ngày ngày 30-10, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&NT) Việt Nam Lê Công Thành tiếp và làm việc với bà Caroline Beresfort, Đại sứ Niu Di-lân tại Việt Nam và bà Anna Broadthurst, Cố vấn trưởng về biến đổi khí hậu của Bộ Ngoại giao và Thương mại Niu Di-lân.

Thống nhất đề xuất thúc đẩy hợp tác giáo dục Việt Nam - Italia

Chào mừng Đại sứ Marco Della Seta sang nhận nhiệm vụ tại Việt Nam, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn chúc ngài Đại sứ có một nhiệm kỳ thành công tại Việt Nam và tiếp tục quan tâm hơn nữa đến phát triển quan hệ hợp tác giáo dục giữa hai nước.